So sánh sản phẩm

Đại diện theo ủy quyền theo pháp luật dân sự hiện hành, sự khác nhau giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền

Đại diện theo ủy quyền theo pháp luật dân sự hiện hành, sự khác nhau giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền

          Trên thực tế, việc đại diện theo ủy quyền diễn ra tương đối phổ biến. Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật dân sự năm 2015 thì cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Trong quan hệ đại diện này có các bên là: bên ủy quyền và bên được (nhận) ủy quyền. Và hậu quả pháp lý của hành vi đại diện này là:

          - Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện;

          - Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện;

          - Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.

                                                                                                                                Ảnh minh họa: Internet

          Hiện nay, pháp luật dân sự hiện hành không quy định cụ thể về giấy ủy quyền mà quy định về ủy quyền thông qua hợp đồng, song, trên thực tế, giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền đều tương đối phổ biến trong các quan hệ ủy quyền. Vậy, sự khác biệt giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền là gì? Bài viết dưới đây của Văn phòng luật sư Như Khuê sẽ tiến hành phân tích các điểm khác biệt giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền:

          - Cơ sở pháp lý:

          + Giấy ủy quyền chỉ được thừa nhận trong thực tế không có văn bản nào quy định cụ thể;

          + Hợp đồng ủy quyền: Bộ luật dân sự năm 2015

          - Về khái niệm:

          + Giấy ủy quyền: Là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền;

          + Hợp đồng ủy quyền: Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định (Điều 562 Bộ luật dân sự năm 2015).

          - Về bản chất:

          + Giấy ủy quyền: Là hành vi pháp lý đơn phương của một bên ủy quyền và áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc thông qua giấy ủy quyền;

          + Hợp đồng ủy quyền: Là một hợp đồng, có sự thỏa thuận, tự nguyện và thống nhất ý chí giữa các bên.

          Qua một số yếu tố nêu trên, có thể thấy rằng, trong giao dịch dân sự có thể sử dụng giấy ủy quyền hoặc/và hợp đồng ủy quyền, tùy từng trường hợp cụ thể và ý chí cung như thỏa thuận của bên ủy quyền, bên được (nhận) ủy quyền. Song, để đảm bảo những nghĩa vụ cũng như nếu có thiệt hại xảy ra có thể được áp dụng quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về bồi thường thiệt hại thì các cá nhân, pháp nhân nên lập hợp đồng ủy quyền.

          -------------------------------------

          Bài viết mang tính chất tham khảo do Văn phòng luật sư Như Khuê thực hiện, mọi chi thông tin cần tư vấn, liên hệ:

          - Trụ sở chính: số 16 Phan Văn Trị, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội;

          - Chi nhánh Tp. HCM: số 19 đường số 4, khu DC Cityland, phường 10, quận Gò Vấp, Tp. HCM

          SĐT: 0971862176

          Gmail: vplsnhukhue@gmail.com

 

Tags:,

Chia Sẻ :

Tin cùng danh mục

Tin liên quan