ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
Pháp luật Việt Nam đã quy định rất cụ thể về đại diện theo pháp luật, căn cứ vào Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, theo đó, đại diện theo pháp luật có thể là cá nhân cũng có thể là một tổ chức pháp nhân, những người này đóng vai trò, trách nhiệm nhân danh quyền, lợi ích của những cá nhân, pháp nhân khác và hoạt động vì lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân đó, thực hiện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Cá nhân, pháp nhân đại diện được gọi chung là người đại diện, cá nhân, pháp nhân giao quyền được gọi chung là người được đại diện.
– Người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.
– Vì người đại diện là cá nhân, pháp nhân nên điều kiện tiên quyết để được làm người đại diện là cần phải đáp ứng điều kiện có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đầy đủ năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật, và phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.
Đối với người đại diện theo pháp luật là pháp nhân thì pháp nhân này có thể là một công ty, một doanh nghiệp, tổ chức xã hội…
2. Hình thức phát sinh quan hệ đại diện theo pháp luật
Dựa trên tình hình thực tế, khi phát sinh một quan hệ đại diện thì quan hệ này sẽ được xác lập thông qua hai hình thức:
+ Hình thức thứ nhất là hình thức đại diện do pháp luật quy định. Ví dụ cụ thể cho trường hợp này như sau: Công ty Trách nhiệm hữu hạn A đăng kí kinh doanh hợp pháp, theo thông tin đăng ký kinh doanh ban đầu, B là người đại diện theo pháp luật của công ty mà công ty A đăng kí trong Giấy phép đăng kí kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư. Trường hợp này thuộc diện đại diện theo quy định của pháp luật.
+ Hình thức thứ hai là hình thức đại diện khi có sự ủy quyền từ cá nhân, pháp nhân này sang cá nhân, pháp nhân khác. Cũng với ví dụ trên, nếu như B-người đại diện theo pháp luật của công ty vì một lí do nào đó không thể trực tiếp thực hiện một công việc cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, thì B có thể ủy quyền sang cho C thay mặt mình thực hiện công việc đó trong một thời hạn nhất định thì C sẽ thuộc trường hợp đại diện theo ủy quyền.
3. Các trường hợp đại diện theo pháp luật
– Đại diện theo pháp luật của cá nhân
Đại diện theo pháp luật của cá nhân được quy định tại Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015:
+ Trường hợp con chưa thành niên thì cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật.
+ Đối với người được giám hộ thì người giám hộ là người đại diện theo pháp luật. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
+ Đại diện theo pháp luật là người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại 2 trường hợp trên.
+ Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật là người được Tòa án chỉ định.
– Đại diện theo pháp luật của pháp nhân
Đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự 2015, gồm:
+ Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ
+ Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật
+ Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật Dân sự 2015.
4. Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện theo pháp luật
– Người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với người thứ ba phải phù hợp với phạm vi đại diện. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.
– Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.
– Trường hợp người đại diện theo pháp luật biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.
5. Thời hạn đại diện theo pháp luật
Đại diện theo pháp luật chấm dứt khi:
– Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục
– Người được đại diện là cá nhân chết
– Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại
– Có các căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
6. Phạm vi đại diện
– Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.
7. Những trường hợp không được phép làm người đại diện
Điều này được thể hiện rõ trong quy định của pháp luật tại Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Nghị quyết 03/2012/NQ – HĐTP ban hành ngày 03 tháng 12 năm 2012 ( có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2013) tại Điều 22 cụ thể như sau:
Tại Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 pháp luật quy định những trường hợp không được làm người đại diện bao gồm những người sau:
– Nếu người đại diện cũng chính là người đóng vai trò là đương sự đang tham gia cùng một vụ án đối với người được đại diện mà quyền mà khi này có thể xác định rõ quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập nhau;
– Nếu người đại diện theo pháp luật đó đang đại diện cho một đương sự khác đang tham gia quá trình tố tụng dân sự mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối nghịch với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện tại cùng một vụ án nhất định.
Quy định vừa nêu trên được áp dụng đối với đại diện theo ủy quyền trong lĩnh vực tố tụng dân sự.
Thêm vào đó, pháp luật cũng quy định đối với cán bộ, công chức công tác, làm việc trong ngành Tòa án, Công an, Kiểm sát thì không được làm người đại diện trong lĩnh vực tố tụng dân sự, ngoại trừ trường hợp họ tham gia với tư cách đại diện cho chính mình khi tham gia tố tụng.
Tại Điều 22 Nghị quyết 03/2012/NQ – HĐTP pháp luật quy định: Theo như pháp luật đã quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 75 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về mặt nguyên tắc, người đang giữ vai trò là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự, thì người đó không được phép đồng thời giữ vai trò làm người đại diện theo pháp luật cho một đương sự khác trong cùng một vụ án, trong vụ án này, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự này đối nghịch với nhau.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 3 Điều 75 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 pháp luật cũng thể hiện quy định cán bộ, công chức công tác, làm việc, phục vụ trong ngành Tòa án, Công an, Kiểm sát chỉ được làm người đại diện khi họ là người đại diện theo pháp luật cho chính cơ quan họ công tác, làm việc hoặc là người đại diện theo ủy quyền do cơ quan của họ ủy quyền; hoặc khi họ là người đại diện theo pháp luật của đương sự trong vụ án theo tố tụng dân sự.
Đối với các doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của các doanh nghiệp cũng được quy định rất cụ thể, vì họ nắm vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, họ đại diện cho doanh nghiệp của mình để thực hiện các quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm phát sinh từ trong các giao dịch của doanh nghiệp, thay mặt doanh nghiệp tham gia tố tụng tại Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp với vai trò nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài thương mại và các nghĩa vụ khác theo luật định.
Chia Sẻ :
Tin cùng danh mục
Các hình thức đầu tư theo quy định hiện …
Phân tích quy định của pháp luật đầu tư hiện hành về các hình thức đầu …
Người để lại di sản thừa kế chết không có di chúc …
Giải đáp thắc mắc về chia thừa kế theo pháp luật...
Rút đơn khởi kiện thì có quyền khởi kiện lại …
Phân tích các trường hợp rút đơn khởi kiện và được khởi kiện …
Trong vụ án dân sự về tranh chấp quyền sử dụng …
Thẩm quyền của Tòa án giải quyết yêu cầu về giấy chứng nhận quyền sử dụng …
Trường hợp sổ tiền tiết kiệm là tài sản chung vợ …
Đại diện theo ủy quyền theo pháp luật dân sự hiện …
Đại diện theo ủy quyền, giấy ủy quyền, hợp đồng ủy …
Quyền khởi kiện, các trường hợp người khởi kiện …
Quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về quyền khởi …
Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa …
Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm...
Quy định của pháp luật hiện hành về thế chấp nhà …
Các quy định về thế chấp nhà ở, nhà ở hình thành trong tương …
Các án lệ của Việt Nam liên quan đến biện pháp …
Điều kiện, trình tự và thủ tục hủy hợp đồng …
Hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công …
Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm và đăng …
Đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định hiện hành...
Cầm cố tài sản (một trong những biện pháp bảo đảm …
Phân tích quy định về cầm cố tài sản..
Phân biệt biện pháp bảo lãnh (một trong những …
Sự khác biệt giữa bảo lãnh và bảo lĩnh theo pháp luật Việt Nam hiện …
Các loại thời hiệu theo quy định của pháp …
Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về các loại thời …
Thừa kế theo di chúc và theo pháp luật
Quy định về thừa kế theo di chúc và theo pháp luật...
Quyền thừa kế của người Việt Nam định cư ở nước …
Quyền thừa kế của người Việt Nam định cư ở nước …
Xử lý giao dịch giả tạo trong mối quan hệ giữa …
Xác định và xử lý giao dịch vô hiệu do giả tạo theo pháp luật dân sự hiện …
Bồi thường thiệt hại tinh thần khi không ký được …
Liên quan đến bồi thường thiệt hại tinh thần khi người mua bị "phá cọc" và …
Thế chấp tài sản và những quy định cần phải …
Căn cứ nào để Tòa án quyết định người trực tiếp …
MẪU HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
VI BẰNG LÀ GÌ? GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA VI …
QUY ĐỊNH VỀ TÀI SẢN BẢO ĐẢM THEO PHÁP LUẬT HIỆN …
THỦ TỤC TỪ CHỐI DI SẢN THỪA KẾ
NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI ỦY QUYỀN CHO CÁ NHÂN …
ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN TẠI TÒA ÁN CẤP …
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
CÁC TRƯỜNG HỢP DI CHÚC VÔ HIỆU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ DI CHÚC VIẾT TAY CÓ HIỆU …
TÁCH HỘ KHẨU KHI Ở CHUNG NHÀ VỚI BỐ MẸ CÓ ĐƯỢC …
ĐƯỢC MƯỢN SỔ ĐỎ CỦA NGƯỜI KHÁC ĐỂ THẾ …
CHIA TÀI SẢN THỪA KẾ LÀ SỔ TIẾT KIỆM NGÂN …
CÁC TRƯỜNG HỢP GIAO DỊCH DÂN SỰ BỊ VÔ …
CĂN CỨ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN THEO LUẬT …
SỔ ĐỎ CỦA NGƯỜI KHÁC CÓ ĐƯỢC MƯỢN ĐỂ THẾ CHẤP …
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC
CÁC TRƯỜNG HỢP XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM THEO QUY …
SỔ ĐỎ ĐỨNG TÊN VỢ KHI BÁN CÓ CẦN CHỮ KÝ CỦA CHỒNG …
Thưa luật sư, gia đình em có một mảnh đất, mảnh đất này chỉ đứng tên em trong …
Ký hợp đồng học việc có trái quy định pháp luật …
Trộm cắp tài sản dưới 2 triệu có bị phạt tù …
Luật Tố cáo 2018
Luật Cạnh tranh 2018
Tư vấn về gia hạn hợp đồng sắp hết thời …
Xin cấp lại chứng minh nhân dân đã hết …
Cho vay tiền bằng giấy viết tay có cơ sở pháp lý …
Thủ tục xin xác nhận độc thân để kết …
Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt …
Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng dịch vụ thuê trang …
Tôi có thắc mắc cần Luật sư tư vấn, tôi là một cá nhân kinh doanh, tôi có nhu …
Quy định về quyền yêu cầu thi hành án dân …
Trước đây tôi làm kế toán của một Công ty, lúc đó tôi có cho Giám đốc Công ty …