BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
+ Là loại trách nhiệm dân sự phát sinh bên ngoài, không phụ thuộc hợp đồng mà chỉ cần tồn tại một hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vi này cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại.
+ Thiệt hại không chỉ là nền tảng cơ bản mà còn là điều kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trường hợp bên bị vi phạm được quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường những thiệt hại xảy ra không phải do vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng. Theo Bộ luật dân sự 2015, điều kiện xảy ra bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là:
– Có thiệt hại thực tế xảy ra (thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp)
– Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật (xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác)
– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra
Ngoài ra, khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cần quan tâm đến yếu tố lỗi các bên. Lỗi của người vi phạm là là một trong những điều kiện có thể làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt thiệt hại chứ không phải là yếu tố bắt buộc. Theo Bộ luật dân sự 2015:
“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Như vậy, trong một số trường hợp người chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường thiệt hại xảy ra không phải do lỗi của mình, ví dụ trong một số trường hợp phải bồi thường thiệt hại do súc vật hoặc cây cối gây ra.
Xác định mức thiệt hại phải bồi thường
Thiệt hại do tài sản, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm, mồ mả…có những căn cứ riêng để xác định mức thiệt hại
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Người chịu trách nhiệm bồi thường phải đền bù những khoản sau đây:
– Giá trị tài sản bị mất, bị hủy hoặc bị hư hỏng
– Giá trị phần lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút do hành vi gây thiệt hại
– Chị phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại
– Một số thiệt hại khác được pháp luât quy định riêng (nếu có)
Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Người có hành vi xâm phạm đến sức khỏe của người khác phải bồi thường những khoản sau đây:
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại hoặc mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị
– Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và phải có người thường xuyên chăm sóc
– Khoản bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại gánh chịu theo thỏa thuận hoặc không quá năm mươi lần mức lương cơ sở
– Một số thiệt hại khác được pháp luât quy định riêng (nếu có).
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Người xâm phạm đến tính mạng người khác phải có trách nhiệm bồi thường các chi phí sau đây:
– Tất cả chi phí bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như trên phần 2.2 bài viết
– Chi phí hợp lý do việc mai táng
– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng (VD: con chưa thành niên của người bị chết)
– Mức bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại theo thỏa thuận hoặc không quá 100 lần mức lương cơ sở. Nếu không có người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất (bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết) thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này
– Một số thiệt hại khác được pháp luât quy định riêng (nếu có).
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm các khoản chi phí sau:
– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại
– Thu nhập thực tế bị gảm sút của người bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín
– Mức bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị xâm phạm phải gánh chịu theo thỏa thuận hoặc không quá 10 lần mức lương cơ sở
– Một số thiệt hại khác được pháp luât quy định riêng (nếu có).
Thiệt hại do thi thể bị xâm phạm
Người có hành vi xâm phạm đến thi thể thì phải chịu bồi thường các chi phí sau đây:
– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại
– Mức bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết theo thỏa thuận hoặc không quá 30 lần mức lương cơ sở với mỗi thi thể bị xâm phạm. Nếu không có người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này.
Thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm
Người có hành vi xâm phạm đến mồ mả thì phải chịu bồi thường các chi phí sau đây:
– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại
– Mức bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết theo thỏa thuận hoặc không quá 10 lần mức lương cơ sở. Nếu không có người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này.
Chia Sẻ :
Tin cùng danh mục
Các hình thức đầu tư theo quy định hiện …
Phân tích quy định của pháp luật đầu tư hiện hành về các hình thức đầu …
Người để lại di sản thừa kế chết không có di chúc …
Giải đáp thắc mắc về chia thừa kế theo pháp luật...
Rút đơn khởi kiện thì có quyền khởi kiện lại …
Phân tích các trường hợp rút đơn khởi kiện và được khởi kiện …
Trong vụ án dân sự về tranh chấp quyền sử dụng …
Thẩm quyền của Tòa án giải quyết yêu cầu về giấy chứng nhận quyền sử dụng …
Trường hợp sổ tiền tiết kiệm là tài sản chung vợ …
Đại diện theo ủy quyền theo pháp luật dân sự hiện …
Đại diện theo ủy quyền, giấy ủy quyền, hợp đồng ủy …
Quyền khởi kiện, các trường hợp người khởi kiện …
Quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về quyền khởi …
Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa …
Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm...
Quy định của pháp luật hiện hành về thế chấp nhà …
Các quy định về thế chấp nhà ở, nhà ở hình thành trong tương …
Các án lệ của Việt Nam liên quan đến biện pháp …
Điều kiện, trình tự và thủ tục hủy hợp đồng …
Hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công …
Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm và đăng …
Đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định hiện hành...
Cầm cố tài sản (một trong những biện pháp bảo đảm …
Phân tích quy định về cầm cố tài sản..
Phân biệt biện pháp bảo lãnh (một trong những …
Sự khác biệt giữa bảo lãnh và bảo lĩnh theo pháp luật Việt Nam hiện …
Các loại thời hiệu theo quy định của pháp …
Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về các loại thời …
Thừa kế theo di chúc và theo pháp luật
Quy định về thừa kế theo di chúc và theo pháp luật...
Quyền thừa kế của người Việt Nam định cư ở nước …
Quyền thừa kế của người Việt Nam định cư ở nước …
Xử lý giao dịch giả tạo trong mối quan hệ giữa …
Xác định và xử lý giao dịch vô hiệu do giả tạo theo pháp luật dân sự hiện …
Bồi thường thiệt hại tinh thần khi không ký được …
Liên quan đến bồi thường thiệt hại tinh thần khi người mua bị "phá cọc" và …
Thế chấp tài sản và những quy định cần phải …
Căn cứ nào để Tòa án quyết định người trực tiếp …
MẪU HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
VI BẰNG LÀ GÌ? GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA VI …
QUY ĐỊNH VỀ TÀI SẢN BẢO ĐẢM THEO PHÁP LUẬT HIỆN …
THỦ TỤC TỪ CHỐI DI SẢN THỪA KẾ
NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI ỦY QUYỀN CHO CÁ NHÂN …
ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG THỦ TỤC RÚT GỌN TẠI TÒA ÁN CẤP …
CÁC TRƯỜNG HỢP DI CHÚC VÔ HIỆU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ DI CHÚC VIẾT TAY CÓ HIỆU …
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ …
TÁCH HỘ KHẨU KHI Ở CHUNG NHÀ VỚI BỐ MẸ CÓ ĐƯỢC …
ĐƯỢC MƯỢN SỔ ĐỎ CỦA NGƯỜI KHÁC ĐỂ THẾ …
CHIA TÀI SẢN THỪA KẾ LÀ SỔ TIẾT KIỆM NGÂN …
CÁC TRƯỜNG HỢP GIAO DỊCH DÂN SỰ BỊ VÔ …
CĂN CỨ CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN THEO LUẬT …
SỔ ĐỎ CỦA NGƯỜI KHÁC CÓ ĐƯỢC MƯỢN ĐỂ THẾ CHẤP …
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC
CÁC TRƯỜNG HỢP XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM THEO QUY …
SỔ ĐỎ ĐỨNG TÊN VỢ KHI BÁN CÓ CẦN CHỮ KÝ CỦA CHỒNG …
Thưa luật sư, gia đình em có một mảnh đất, mảnh đất này chỉ đứng tên em trong …
Ký hợp đồng học việc có trái quy định pháp luật …
Trộm cắp tài sản dưới 2 triệu có bị phạt tù …
Luật Tố cáo 2018
Luật Cạnh tranh 2018
Tư vấn về gia hạn hợp đồng sắp hết thời …
Xin cấp lại chứng minh nhân dân đã hết …
Cho vay tiền bằng giấy viết tay có cơ sở pháp lý …
Thủ tục xin xác nhận độc thân để kết …
Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt …
Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng dịch vụ thuê trang …
Tôi có thắc mắc cần Luật sư tư vấn, tôi là một cá nhân kinh doanh, tôi có nhu …
Quy định về quyền yêu cầu thi hành án dân …
Trước đây tôi làm kế toán của một Công ty, lúc đó tôi có cho Giám đốc Công ty …