So sánh sản phẩm

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần theo quy định của pháp luật mới nhất hiện nay

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần theo quy định của pháp luật mới nhất hiện nay

Doanh nghiệp tôi đang hoạt động dưới mô hình công ty cổ phần. Tuy nhiên hện nay có một số thay đổi về cổ đông công ty. Cụ thể một số cố đông muốn rút khỏi công ty và nhận người mới vào công ty, vậy công ty chúng tôi phải thực hiện thủ tục gì. Cảm ơn luật sư

1. Cơ sở pháp lý:

Luật doanh nghiệp 2014

Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp

Nghị định số 108/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

2. Luật sư tư vấn:

Luật doanh nghiệp 2014 cho phép các cổ đông tự do chuyển nhượng cổ phần của mình trong công ty cổ phần. Tuy nhiên việc tự do chuyển nhượng này bị hạn chế đối với cổ đông sáng lập được thành lập trong 03 năm đầu thành lập như sau:

3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.Theo quy định này có nghĩa là, nếu trong 03 năm đầu thành lập, các cổ đông vẫn có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho các cổ đông sáng lập khác. Nếu như việc chuyển nhượng này không phải cho cổ đông sáng lập mà cho một người mới hoàn toàn thì việc chuyển nhượng này phải được các cổ đông còn lại thông qua và chấp thuận. Đồng thời việc chấp thuận này được thể hiện bằng số phiếu biểu quết thông qua của đại hội đồng cổ đông và số cổ phần mà cổ đông sáng lập đó chuyển đi không có quyền biểu quyết cho việc chuyển nhượng này. Luật quy định điều khoản này nhằm đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông sáng lập còn lại cũng nhưn sự phát triển ổn định của công ty. Bởi lữ 03 năm đầu là thời gian quan trọng để phát triển công ty mới thành lập, là khoảng thời gian công ty đặt những bước chân đầu tiên, với những khó khăn và chiến lược nhất định. Việc có tiếp nhận thành viên mới vào doanh nghiệp của mình hoặc để thành viên sáng lập giảm số vốn của họ có trong công ty ảnh hưởng đến lộ trình và đường hướng phát triển công ty. Vì vậy pháp luạt quy định điều này nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định cho công ty cũng như đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông sáng lập còn lại.

Đồng thời ngoài việc cổ phần của cổ đông sáng lập bị hạn chế trong 03 năm đầu thành lập, nếu như điều lệ của doanh nghiệp có quy định các điều khoản về hạn chế chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông công ty thì các cổ đông công ty phải thực hiện theo quy định đã nêu trong điều lệ.

Hình thức chuyển nhượng:
Việc chuyển nhượng cổ phần này có thể thực hiện thông qua hợp đồng chuyển nhượng cổ phần được xác lập giữa bên chuyển nhượng và bên nhân chuyển nhượng hoặc được chuyển nhượng thông qua gia dịch trên thị trường chứng khoán theo quy định của luật chứng khoán.
Thủ tục thực hiện với sở kế hoạch đầu tư.Mục 16 NGhị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi Điều 51 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định như sau:

2. Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Khoản 1 Điều 112 Luật doanh nghiệp. Cổ đông sáng lập chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông công ty theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 112 Luật doanh nghiệp và bị xóa tên khỏi Danh sách cổ đông sáng lập của công ty.Như vậy, theo quy định sửa đổi này, việc thay đổi thông tin cổ đông sáng lập chỉ được thực hiện trong trường hợp sau:

- Kể từ khi đăng ký thành lập, cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ (Thời hạn thanh toán là 90 ngày kể từ ngày thành lập doanh nghiệ nếu trong điều lệ không có quy định về thời gian khác) sổ cổ phần mình đã đăng ký mua. Đồng thời, cổ đông chưa thanh toán đương nhiên sẽ không là cổ đông sáng lập của công ty, công ty phải thực hiện việc giảm vốn điều lệ. Đối với cổ đông chưa thanh toán đủ, cổ đông sẽ chỉ được ghi nhân số cổ phần mà mình đã thực góp, công ty cũng phải thực hiện việc giảm vốn điều lệ của công ty.

Còn đối với trường hợp cổ đông sáng lập khi đã góp đủ vốn theo quy định trong điều lệ và quy định của pháp luật, khu thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác khi đáp ứng đủ tất cả các điều kiện về chuyển nhượng nêu trên thì không cân phải thực hiện việc thông báo với sở kế hoạch đầu tư, doanh nghiệp chỉ phải thực hiện các thủ tục lưu nội bộ. quy định này nhằm đảm bảo quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của cổ đông cũng như giúp cho doanh nghiệp giảm tải các thủ tục hành chính không cần thiết.Trên đây là tư vấn của chúng tôi.

Rất mong nhận được sự hợp tác!
Tags:,

Chia Sẻ :

Tin cùng danh mục