QUYỀN CÓ TÀI SẢN RIÊNG CỦA CON

Thứ nhất, về quyền có tài sản riêng của con
“Điều 75. Quyền có tài sản riêng của con
1. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.
2. Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập.
3. Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Luật này.”
Thứ hai, về việc quản lý tài sản riêng của con:
“Điều 76. Quản lý tài sản riêng của con
1. Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.
2. Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.
3. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự.”
Thứ ba, định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên
Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật của quy định khác. Tuy nhiên trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng đủ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều 77. Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự
1. Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
2. Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
3. Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện.
Chia Sẻ :
Tin cùng danh mục
Trường hợp sổ tiền tiết kiệm là tài sản chung vợ …
Đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của pháp …
Các trường hợp đại diện giữa vợ, chồng...
Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn …
Phân tích các quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn …
Căn cứ nào để Tòa án quyết định người trực tiếp …
CẤP DƯỠNG CHO VỢ CHỒNG CŨ SAU LY HÔN
LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG CẦN NHỮNG THỦ TỤC, ĐIỀU KIỆN …
NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG PHÁT SINH TRONG MỐI QUAN HỆ …
QUYỀN NUÔI CON SAU KHI LY HÔN
Khi ly hôn, việc hai bên vợ/chồng đều có nguyện vọng được là người trực tiếp …
SỔ ĐỎ ĐỨNG TÊN VỢ KHI BÁN CÓ CẦN CHỮ KÝ CỦA CHỒNG …
Thưa luật sư, gia đình em có một mảnh đất, mảnh đất này chỉ đứng tên em trong …
LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành …
Tư vấn pháp luật về xử lý hành vi bạo hành gia …
Em chào luật sư, Em có một thắc mắc muốn nhờ luật sư tư vấn. Em và chồng em đã …
Xử lý hành vi bạo lực gia đình: Cha dượng bạo …
Thưa luật sư, mong luật sư tư vấn cho tôi: Hiện mẹ tôi đã mất, tôi ở với bố …
Hành vi bạo hành trẻ em sẽ xử lý như thế nào theo …
Bạo lực gia đình trong đó liên quan đến bạo hành, ngược đãi trẻ em trong những …
Hướng dẫn thực hiện thủ tục ly hôn nhanh tại tòa …
Tuổi được phép đăng ký kết hôn theo luật …
Thời gian tòa án gọi ra tòa khi đã nộp đơn ly hôn …
Hướng dẫn viết đơn khởi kiện ly hôn đơn …
Vợ có được quyền nuôi con khi chồng cũ lấy vợ …
Thủ tục kết hôn với người nước ngoài ở Việt Nam …
Xin chào Luật sư. Em đang muốn đăng ký kết hôn với một người nước ngoài ở Việt …
Mẹ đơn thân có được tự chọn họ cho con …
Thưa Luật sư, cạnh nhà tôi có chị hàng xóm là mẹ đơn thân. Khi chị đi khai sinh …