So sánh sản phẩm

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài ở Việt Nam mới nhất

Thủ tục kết hôn với người nước ngoài ở Việt Nam mới nhất

Xin chào Luật sư. Em đang muốn đăng ký kết hôn với một người nước ngoài ở Việt Nam. Nhưng em chưa biết để đăng ký kết hôn với người nước ngoài cần những giấy tờ gì? Phải đăng ký kết hôn ở đâu? Rất mong Luật sư tư vấn. Xin chân thành cảm ơn.

1. Cơ sở pháp lý:


- Luật hôn nhân và gia đình 2014

- Luật hộ tịch 2014

- Nghị định 123/2015/NĐ-CP

2. Quy định của pháp Luật về kết hôn với người nước ngoài:

2.1. Điều kiện kết hôn với người nước ngoài:

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định nam nữ phải đủ điều kiện kết hôn theo quy định thì mới có thể kết hôn. Đối với trường hợp người Việt Nam và người nước ngoài kết hôn với nhau cũng vậy.

Điều 8, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Đối với những nước mà Việt Nam có ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp về vấn đề hôn nhân và gia đình thì hai bên nam nữ cần phải tuân theo các điều kiện kết hôn quy định trong Hiệp định.

2.2. Thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài:

Điều 37, Luật hộ tịch năm 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

- Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.

Như vậy việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở Việt Nam thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện.

3. Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài:

3.1. Hồ sơ đăng ký kết hôn:Đối với trường hợp hai bên người nước ngoài và người Việt Nam muốn đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì hồ sơ cần chuẩn bị gồm có:
- Đối với người Việt Nam
+ CMND, sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực);
+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (được cấp có hiệu lực trong vòng 6 tháng);
+ Giấy khám sức khỏe;
+ Tờ khai.
- Đối với người nước ngoài
+ Hộ chiếu/Thẻ tạm trú (bản sao dịch và có chứng thực của Sở Tư Pháp);
+ Giấy tờ tương đương xác nhận tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
+ Giấy khám sức khỏe;
+ Tờ khai.
>> Lưu ý: đối với hồ sơ của người nước ngoài khi mang sang Việt Nam thực hiện thủ tục cần chú ý một số điểm sau:
+ Giấy tờ phải do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, có đầy đủ dấu và chữ ký;
+ Giấy tờ cần được hợp pháp hóa lãnh sự: cần được Đại sứ quán của nước đó tại Việt Nam xác nhận đây đúng là văn bản do cơ quan có thẩm quyền của nước họ cấp; Sau khi đã có xác nhận của Đại sứ quán thì văn bản cần được dịch và gửi đến Cục lãnh sự thuộc Bộ ngoại giao của Việt Nam để công nhận văn bản được thi hành tại Việt Nam.
+ Giấy tờ đăng ký kết hôn cần phải được dịch hoàn chỉnh thành tiếng việt, có chữ ký và dấu xác nhận bản dịch của Phòng Tư pháp thuộc Sở Tư pháp;

3.2. Thủ tục đăng ký kết hôn:


Bước 1: Hoàn tất hồ sơ

Bước 2: Thực hiện thủ tục tại UBND quận/huyện

– Hai bên nam nữ thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND quận/huyện nơi một trong hai bên thường trú, tạm trú;

– Tại đây, hai bên thực hiện việc điền thông tin vào tờ khai, phỏng vấn và cam kết việc tự nguyện kết hôn trước cán bộ tư pháp.

– Sau khi đã thực hiện những thủ tục trên thì việc đăng ký kết hôn đã hoàn tất, hai bên nam nữ nhận giấy chứng nhận kết hôn.

4. Thời gian giải quyết:


Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.


Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.
Tags:,

Chia Sẻ :

Tin cùng danh mục