LUẬT SƯ CÓ ĐƯỢC LÀM CHỨNG, CHỨNG THỰC?
Luật sư không được chứng thực
Chứng thực là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để xác nhận bản sao là đúng với bản chính; xác nhận chữ ký trong các giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực; chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Chứng thực bao gồm chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Về thẩm quyền chứng thực được quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Điều 5 Nghị định 23/2015 quy định về thẩm quyền chứng thực bao gồm: Phòng Tư pháp cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã, công chứng viên và cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Như vậy, chỉ những chủ thể quy định trên mới có quyền chứng thực bản sao, chữ ký, thời gian đia điểm giao kết hợp đồng giao dịch, năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Do vậy, luật sư không có thẩm quyền chứng thực các giấy tờ, chữ ký cũng như các giao dịch dân sự.
Việc các trường hợp luật sư tự thực hiện hoạt động chứng thực đã vi phạm quy định của luật về thẩm quyền chứng thực. Do vậy, các giấy tờ do Luật sư chứng thực sẽ không có giá trị pháp lý.
Luật sư có được làm chứng?
Để đảm bảo các giao dịch dân sự được an toàn, thông thường các bên sẽ mời người làm chứng để chứng kiến việc thực hiện giao dịch.
Điều 22 Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012 quy định về phạm vi hành nghề luật sư:
(1) Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
(2) Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
(3) Thực hiện tư vấn pháp luật.
(4) Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
(5) Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này.
Trong đó, các dịch vụ pháp lý khác được quy định bao gồm: giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc làm chứng được xem là “hoạt động dịch vụ pháp lý khác” của luật sư, do vậy Luật sư có quyền làm chứng cho các giao dịch dân sự của khách hàng. Tuy nhiên, cần lưu ý, điều luật này cũng quy định “khi thực hiện dịch vụ pháp lý khác, luật sư có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan”. Do đó, khi làm chứng cho các giao dịch có điều kiện (điều kiện về công chứng, phải đăng ký…), Luật sư phải tuân thủ các quy định liên quan đến giao dịch.
Đối với di chúc, theo quy định tại Điều 632 Bộ luật dân sự 2015 thì mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Như vậy, Luật sư có thể được làm chứng cho việc lập di chúc, hoặc cho các văn bản giao dịch khác phát sinh trong đời sống xã hội. Hơn nữa Luật sư là những người được cho là hiểu biết pháp luật vì vậy người làm chứng là luật sư thì những văn bản giao dịch đó được xem như đã rà soát và có độ tin tưởng cao.
Chứng thực là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để xác nhận bản sao là đúng với bản chính; xác nhận chữ ký trong các giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực; chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Chứng thực bao gồm chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Về thẩm quyền chứng thực được quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Điều 5 Nghị định 23/2015 quy định về thẩm quyền chứng thực bao gồm: Phòng Tư pháp cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã, công chứng viên và cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Như vậy, chỉ những chủ thể quy định trên mới có quyền chứng thực bản sao, chữ ký, thời gian đia điểm giao kết hợp đồng giao dịch, năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Do vậy, luật sư không có thẩm quyền chứng thực các giấy tờ, chữ ký cũng như các giao dịch dân sự.
Việc các trường hợp luật sư tự thực hiện hoạt động chứng thực đã vi phạm quy định của luật về thẩm quyền chứng thực. Do vậy, các giấy tờ do Luật sư chứng thực sẽ không có giá trị pháp lý.
Luật sư có được làm chứng?
Để đảm bảo các giao dịch dân sự được an toàn, thông thường các bên sẽ mời người làm chứng để chứng kiến việc thực hiện giao dịch.
Điều 22 Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012 quy định về phạm vi hành nghề luật sư:
(1) Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
(2) Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
(3) Thực hiện tư vấn pháp luật.
(4) Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
(5) Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật này.
Trong đó, các dịch vụ pháp lý khác được quy định bao gồm: giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc làm chứng được xem là “hoạt động dịch vụ pháp lý khác” của luật sư, do vậy Luật sư có quyền làm chứng cho các giao dịch dân sự của khách hàng. Tuy nhiên, cần lưu ý, điều luật này cũng quy định “khi thực hiện dịch vụ pháp lý khác, luật sư có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan”. Do đó, khi làm chứng cho các giao dịch có điều kiện (điều kiện về công chứng, phải đăng ký…), Luật sư phải tuân thủ các quy định liên quan đến giao dịch.
Đối với di chúc, theo quy định tại Điều 632 Bộ luật dân sự 2015 thì mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Như vậy, Luật sư có thể được làm chứng cho việc lập di chúc, hoặc cho các văn bản giao dịch khác phát sinh trong đời sống xã hội. Hơn nữa Luật sư là những người được cho là hiểu biết pháp luật vì vậy người làm chứng là luật sư thì những văn bản giao dịch đó được xem như đã rà soát và có độ tin tưởng cao.
Chia Sẻ :
Tin cùng danh mục
Mẫu đơn khởi kiện vụ án hành chính theo quy định …
Quảng cáo sai sự thật bị xử lý như thế …
Phân tích các quy định về quảng cáo...
Những điều cán bộ, công chức không được làm theo …
Quy định về những điều cán bộ, công chức không được …
Từ sự kiện Tổng thống Hoa Kỳ Joseph R. Biden, Jr …
Quy định của pháp luật Việt Nam về nghi lễ đón, tiếp các đoàn khách thăm cấp …
Các loại hợp đồng, văn bản liên quan trong lĩnh …
Tổng hợp các loại giao dịch về đất đai, nhà ở bắt buộc phải công chứng, chứng …
Biển số định danh và những vấn đề xoay quanh sự …
Quy định mới nhất về đăng ký xe theo Thông tư …
Mẫu đơn khiếu nại và giấy ủy quyền khiếu nại theo …
Đề cập mẫu đơn khiếu nại, giấy ủy quyền khiếu nại theo luật hiện …
Một số quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu …
Quy định về khiếu nại và trình tự, hình thức khiếu nại theo luật hiện …
ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC THÀNH LẬP NHÓM TRẺ, LỚP MẪU …
THỦ TỤC NHẬP HỘ KHẨU HÀ NỘI
ĐIỀU KIỆN NHẬP HỘ KHẨU HÀ NỘI
THỦ TỤC ĐĂNG KÍ TẠM TRÚ
ĐỔI BIỂN SỐ MÀU VÀNG THEO QUY ĐỊNH MỚI …
KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, KHAI SINH CHO CON NHƯ THẾ …
TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN, GIẤY PHÉP, CHỨNG CHỈ HÀNH …
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ BẢO …
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG BIỆN …
CSGT CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM KHI YÊU CẦU DỪNG XE …
Nếu Cảnh sát giao thông (CSGT) yêu cầu dừng xe và kiểm tra giấy tờ xe người …
HẾT THỜI HIỆU KHỞI KIỆN THÌ PHẢI LÀM THẾ …
Chào Luật sư, năm 2004, gia đình tôi được hỗ trợ đất đai để xây dựng công trình …
Ý nghĩa 12 chữ số trên thẻ Căn cước công …
Trộm cắp tài sản dưới 2 triệu có bị phạt tù …
Thủ tục chứng nhận lãnh sự
Thủ tục xin cấp lại sổ hộ khẩu gia đình bị …
Thủ tục cấp lại giấy phép lái xe bị mất đang còn …